1) Bí quyết sống bình an hạnh phúc
Để sống trong đời sống này, con người phải có foundation một cái nền tảng, làm chủ bản thân mình, trước khi vào đời, trước khi có sự nghiệp, trước khi dựng lập gia đình hay là làm những dự án lớn có ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội thì mới có thể thành công bền vững được, còn giờ phút nào chúng ta vẫn còn chịu thua những cơn giận những nỗi sợ hãi những nỗi buồn chán những sự ganh tỵ đó kỵ lòng tham ích kỷ,… hàng loạt những hạt giống tiêu cực đó thì giờ phút đó đời sống của chúng ta không phải của chúng ta, giờ phút đó sự bình an, sự tự do hạnh phúc là điều mong manh vô cùng tại vì những con quái thú đó nó có thể nhấn chìm chúng ta bất cứ lúc nào.
2) Khổ đau là điều kiện cần thiết trong đời:
Đức phật còn nói khổ đau còn là chất liệu quý giá, quý giá có nghĩa là phải có nó, chúng ta không thể không có nó, tại vì chúng ta là một con người, chúng ta vẫn còn tham sân và si, cho nên bắt buộc chúng ta phải có khổ đau, chỉ có điều là chúng ta phải học cách để xử lý nó để quản chế nó, để biến nó trở thành chất liệu quý giá chứ không phải là cái thứ có thể dìm cuộc đời chúng ta xuống, Đức Phật nói có những điều kiện thuận nó làm cho chúng ta phát triển được tiến xa được trên con đường tu luyện hay là nắm bắt hạnh phúc nhưng mà nhiều khi điều kiện thuận lợi quá nó có thể làm cho chúng ta dễ vui buông thả khinh lờn.
3) NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHẤM DỨT KHỔ
Đức Phật có nói nguyên nhân của khổ là ở bên ngoài không? Đức Phật có nói nguyên nhân khổ đau là tại người ấy không? Trong sự giác ngộ của Đức Phật, Đức Phật không hề có nói khổ đau là do định mệnh, Đức Phật không hề có nói khổ đau là do số phận là nghiệp lực, khổ đau là do chính chúng ta, nghiệp lực cũng là do chính chúng ta tạo ra chứ không phải do người khác tạo ra mà chúng ta phải lãnh chịu, khổ đau từ ở trong tâm cho nên không thể nào dùng những liệu pháp ở bên ngoài mà có thể làm cho chúng ta hết khổ đau được, muốn hết khổ đau thì phải quay về tâm, có mặt với tâm trước, thường trực có mặt với tâm, quan sát những diễn biến của tâm, theo dõi những vọng tưởng ở trong tâm những cảm xúc ở trong tâm, và không trở thành nạn nhân của nó, tức là học cách đứng qua một bên để quan sát những tiến trình tâm lý hay là những phiền não đang diễn ra mà không trở thành nạn nhân của nó, không đồng nhất với nó, không tiếp tục cung cấp thức ăn cho nó, tức là chúng ta tạo ra một năng lực tỉnh thức nơi chính mình một sức mạnh nơi nội tâm, thì khổ đau sẽ chấm dứt.
4) Người kia còn thương bạn tự động họ sẽ quay về:
Nếu bạn cứ chăm bẵm vào đối tượng đó bạn quan trọng cái đối tượng đó, thì họ sẽ khinh lờn bạn, họ sẽ làm nư, và họ sẽ bỏ rơi bạn, vì họ biết rằng bạn sẽ không bao giờ bỏ được họ, nếu bạn can đảm tin vào tôi đó, thì bạn lờ đi, bớt chờ đợi bớt hi vọng vào người kia, nếu người kia thực sự còn thương bạn, còn duyên với bạn thì tự động người đó sẽ quay về với bạn, khi mà người đó quay về mà trong cái tâm thế bạn ít cần người đó thì tình yêu đó thuộc về bạn, còn nếu mà bạn van xin bạn rượt đuổi để có chút cảm giác được yêu thương cho dù bạn có nắm được thì nó vẫn không thuộc về bạn nó sẽ tan biến bất cứ lúc nào
5) LỜI KHUYÊN CHO AI ĐANG BẤT ỔN TÂM LÝ
Những lúc các bạn lên cơn trầm cảm là các bạn quay sang tấn công mình nhiều nhất, người nào mà gần gũi với người đó nhất thì sẽ lãnh đủ, vì những người mà gần với người bị trầm cảm á thì thường là những người hay khuyên răn, thí dụ đi ngủ đi, đi ăn đi, đi ngồi thiền đi, những lời nhắc nhở nhẹ như vậy thôi cũng có thể làm cho bên kia cực kỳ khó chịu, và họ cảm giác như bị xiềng xích bị dẫn dắt, bị cướp mất sự tự do, cái tâm tưởng họ bùng vỡ, một mà tưởng tượng ra tới mười tới trăm lận, họ không kiểm soát được,
vậy thì nếu quý vị đang trong một tình trạng không kiểm soát được tâm tưởng của mình nỗi sợ hãi quá lớn, nhìn đâu cũng nghi kỵ, nhìn đâu cũng thấy có vấn đề, thì quý vị nên đi tìm bác sĩ tâm lý trị liệu, đi gặp các vị thiền sư để họ giúp đỡ mình chữa trị.
6) AI HAY THAN KHỔ NÊN NGHE ĐIỀU NÀY
Phần chính chúng ta đều đổ lỗi cho cuộc đời, đời là bể khổ? Cái lúc sướng thì không có nhớ, cái lúc hạnh phúc thì im re à, mà cái lúc khổ thì ôi cuộc đời khổ quá, cái số của tôi sao khổ quá, kỳ vậy, cái lúc mà cha mẹ cho mình biết bao nhiêu là điều kiện thuận lợi bao nhiêu là tình thương bao nhiêu là hạnh phúc không nhớ, không nhắc, mà chỉ cần làm trái ý mình một chút, chỉ cần làm tổn thương nhẹ một chút là quay sang quy kết là tôi khổ vì mọi người quá. Tại sao tôi phải sinh ra trong một gia đình của những người tệ lậu như thế này, tại sao tôi phải sống một kiếp sống chung với những người tồi tệ như vậy. Con người chúng ta nó ngộ như vậy đó,
7) NGƯỜI SỐNG KHÔN SẼ KHÔNG ĐỔ LỖI CHO HOÀN CẢNH
Khi chúng ta khổ đau chúng ta đều có khuynh hướng nghĩ rằng tại người ấy nên chúng ta mới khổ đau, tại cha mẹ, tại chồng, tại vợ, tại con, tại xếp, tại công ty, nhiều khi tại cái chùa đó nữa, ta đổ thừa cho hoàn cảnh và con người, đổ thừa cho số phận, than thân, trách phận, đổ thừa cho phong thuỷ, đổ thừa cho tuổi tác, đủ thứ lý do để tránh né cái trách nhiệm thuộc về mình,
Chúng ta rất khó khăn nhận trách nhiệm thuộc về mình, trong một liên hệ đổ vỡ thì chắc chắn hai bền đều có đóng góp trong đó, tại vì nếu chúng ta đủ trân thành, tình thương chúng ta đủ vững chãi, đủ tráng kiện, chúng ta thương người đó mà chúng ta rất ít đặt điều kiện rất ít đòi hỏi,
Chúng ta không có dựa dẫm vào người đó, chúng ta lúc nào cũng giữ được sự định tĩnh sự ngọt ngào sự dễ thương, biết lắng nghe, biết chia sẻ, nếu chúng ta làm được như vậy mà liên hệ tình cảm vẫn đổ vỡ thì có thể lỗi thuộc về người đó hoàn toàn.
8) TÂM CÀNG LUYẾN TIẾC CÀNG ĐAU KHỔ
Thà là, giá như mà ngồi đó để mà luyến tiếc như vậy, mà càng luyến tiếc là càng trách giận bản thân, càng coi thường bản thân, và càng làm cho bản thân suy yếu, càng tạo thêm cơ hội cho khổ đau chiếm cứ và quật ngã chúng ta,
Đức Phật nói ngay trong giây phút này, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho khổ đau không có mặt, dù đó là những chuyện đau thương nhất, dù đó là những chuyện mới xảy ra ngày hôm qua, hồi chiều này, bây giờ mình là một con người không có khổ đau, khổ đau chỉ là một phần trong con người mình thôi, bây giờ mình đang sống trong giây phút tinh khôi nhất, trong trẻo nhất hùng hậu nhất, thanh tịnh nhất, giây phút này tâm mình nó lắng yên.
Đức Phật khuyên chúng ta cố gắng gắn kết vào hiện tại, sống sâu sắc vào hiện tại, càng cố gắng gắn kết với chính mình, giữ tâm ở trên thân liên tục liên tục và liên tục thì khổ đau sẽ không còn cơ hội làm tình làm tội chúng ta nữa.
Trích từ pháp thoại của thầy Minh Niệm